Trần nhựa là một loại vật liệu trang trí nội ngoại thất nhà cửa, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng. Trần nhựa giả gỗ còn được xem là một giải pháp thay thế cho trần gỗ công nghiệp và trần gỗ tự nhiên được ứng dụng nhiều trong các công trình, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Nhưng bạn đã biết chính xác Trần nhựa là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và chi phí thi công lắp đặt như thế nào?… Chắc hẳn có rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra trong đầu bạn nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tấm nhựa ốp trần bạn nhé!
Ốp trần nhựa mang lại vẻ đẹp hiện đại, đa dạng cho sự lựa chọn.
Trần nhựa là gì?
Trần nhựa là loại vật liệu ốp lát được thiết kế phù hợp cho trần nhà, sử dụng chất liệu bằng nhựa dạng tấm ốp lên trần và lắp ráp nối dài nhau tạo thành. Đặc điểm của tấm nhựa ốp trần là có trọng lượng nhẹ, chống chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt và mang lại cảm giác mát mẻ cho không gian sử dụng. Cấu tạo bền chặt đảm bảo khả năng cố định được ở vị trí trên cao. Ốp trần nhựa có thể được thiết kế bề mặt đơn sắc hoặc bề mặt giả gỗ, phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.
Ốp trần nhựa – Xu hướng mới trong trang trí nội thất
Cấu tạo chung tấm ốp trần nhựa
Trần nhựa được cấu tạo cơ bản từ những hạt nhựa PVC có gốc Poly – vinyl trộn cùng với các chất phụ gia khác hoặc bột gỗ để tạo nên kết cấu rắn, vững chắc. Sự pha trộn tỷ lệ giữa các thành phần này sẽ quyết định đến chất lượng của tấm nhựa ốp trần. Các tấm ốp trần thường được cấu tạo có hệ thống các khớp hèm khóa để liên kết với nhau. Bề mặt có thể dạng đơn sắc hoặc dạng trần nhựa vân gỗ mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn phong phú hơn. Nó được thiết kế dạng tấm với nhiều kích thước khác nhau sử dụng trong các công trình như ốp tường, ốp trần, vách ngăn,…
Tấm ốp trần nhựa có cấu tạo tương tự như của sàn nhựa.
Có những loại ốp trần nhựa nào?
Dựa vào thành phần cấu tạo có thể chia ốp trần giả gỗ thành ba loại chính khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
Ốp trần bằng sàn nhựa hèm khóa SPC
Ốp trần nhựa SPC (Stone Plastic Composite) là vật liệu Composite được cấu tạo với chất nền là nhựa (Plastic) thường dùng là nhựa PVC kết hợp với bột đá (Stone) tạo thành chất liệu bền, cứng cáp, lại có độ dẻo linh hoạt phù hợp cho nhiều vị trí lắp đặt. Tấm ốp SPC được thiết kế hệ thống hèm khóa thông minh giúp việc lắp đặt thuận tiện, kể cả vị trí trên cao. Một gợi ý cho bạn khi chọn sàn nhựa SPC là dòng sàn nhựa hèm khóa Amazfloor. Đáp ứng được các yếu tố phù hợp như trọng lượng nhẹ, thuận tiện lắp đặt, tuổi thọ cao và có khả năng chống nóng cho căn phòng. Với mẫu mã hết sức đa dạng từ thiết kế vân gỗ đến màu sắc, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn bộ sưu tập với đa dạng kiểu dáng, rất đáng để bạn cân nhắc.
Ốp trần bằng ván gỗ nhựa WPC
Nguyên liệu để sản xuất trần gỗ nhựa WPC (Wood Plastic Composite) là các hạt nhựa PVC gốc Vinyl kết hợp với bột gỗ, nung ở nhiệt độ cao tạo thành hợp chất có độ rắn chắc tương đối cao, chịu lực tốt. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ cho ra sản phẩm có màu sắc tự nhiên của gỗ đẹp mắt và sang trọng. Loại trần gỗ nhựa WPC nổi tiếng trên thị trường hiện nay có thể nhắc đến là tấm ốp trần Skywood. Thương hiệu này có ưu điểm vượt trội hơn những loại tấm ốp trần khác đó là ở khả năng thích nghi cực tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, lắp được cả ở trong nhà và ngoài trời. Ván gỗ nhựa WPC có khả năng kháng nước tuyệt đối nên bạn sẽ không lo về vấn đề hư hao sau thời gian dài sử dụng. Giá thành cũng tương đối phù hợp cho đại đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng nó. Để so sánh 2 loại trần nhựa phổ biến SPC và WPC thì do trần gỗ nhựa WPC có kết hợp thêm bột gỗ nên độ cứng chắc cao hơn, phù hợp lắp đặt cho cả trần trong nhà lẫn ngoài trời. Ngược lại, SPC có cấu tạo đơn giản nên giá trần nhựa SPC có phần rẻ hơn so với loại WPC.
Tấm ốp trần gỗ nhựa WPC với kết cấu chắc chắn cùng thiết kế sang trọng mang lại sự an tâm cho mọi công trình.
Ốp trần bằng tấm nhựa PVC
Được cấu tạo từ nhựa PVC (Poly – vinyl chloride) và một số chất phụ gia tạo nên một tấm ván có kết cấu rắn chắc. Trần nhựa PVC có độ bền cơ học và khả năng cách điện tốt, chịu nhiệt cao. Các loại trần nhựa PVC thường có màu đơn sắc, phù hợp với những nhu cầu thiết kế đơn giản. Do cấu tạo đơn giản nên giá trần nhựa PVC rẻ hơn so với 2 loại trên, phù hợp cho những nhu cầu cơ bản, tiết kiệm kinh phí.
Tấm nhựa PVC ốp trần với kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng lắp đặt.
Ưu điểm - Nhược điểm tấm ốp trần nhựa
Với tấm ốp trần nhựa có khá nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm này. Để chọn được loại tấm ốp phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình, bạn có thể tham khảo bảng so sánh Ưu - Nhược điểm các loại tấm ốp trần nhà dưới đây. Có thể đây sẽ là cơ sở cho bạn đưa ra những quyết định quan trọng và đúng đắn.
BẢNG SO SÁNH ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI TẤM ỐP TRẦN NHỰA |
|||
Ốp trần nhựa PVC |
Ốp trần gỗ nhựa WPC |
Ốp trần nhựa SPC |
|
Ưu điểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Nhược điểm |
|
|
· Giá thành cao hơn so với trần nhựa PVC. |
|
|
· Kết cấu chắc, nặng hơn trần nhựa PVC nên cần gia cố hệ thống khung xương chắc chắn. |
Có nên ốp trần gỗ nhựa hay không?
Để trả lời cho câu hỏi Có nên sử dụng trần nhựa không? Bạn nên tham khảo qua một số tính năng của trần nhựa để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé! Trần nhựa có các đặc tính vượt trội sau:
- Chống nóng: Thông thường các cửa hàng hoặc những ngôi nhà được xây từ nhiều năm trước, kết cấu hạ tầng không còn mới sẽ sử dụng trần nhựa để chống nóng, khả năng chống nóng của trần nhựa vô cùng hiệu quả, có thể lên đến 90%.
- Trọng lượng nhẹ: So với các vật liệu thiết kế trần nhà khác như trần gỗ thì trần nhựa có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, quá trình vận chuyển, thi công trần nhựa rất dễ dàng, nhanh chóng, không gặp quá nhiều khó khăn.
- Chống ồn, chịu nước: Trần nhựa được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu cùng các chất phụ gia có chất lượng tốt nên mang lại khả năng chống ồn, chịu nước hiệu quả.
Trần nhựa giả gỗ được ứng dụng phổ biến trong các ngôi nhà hiện đại hiện nay.
Ngoài khả năng chống mối mọt, chống nước, cách điện tốt, giá thành phải chăng, trần gỗ nhựa còn được xem như là một biện pháp tối ưu, hoàn thiện cho ngôi nhà bạn. Một lựa chọn vừa kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống thì không có lý do gì lại bỏ qua một sản phẩm tích hợp được nhiều ưu điểm như trên. Hơn nữa, trần nhựa còn rất an toàn khi không chứa chất Formaldehyde gây độc hại cho sức khỏe. Có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài, sử dụng cho cả không gian có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.
Tiêu chí đánh giá tấm nhựa ốp trần loại tốt
Để chọn mua được tấm ốp trần nhựa chất lượng tốt, có thể không phải là điều đơn giản với nhiều người. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn thì những gợi ý tiêu chí đánh giá tấm nhựa ốp trần loại tốt dưới đây sẽ giúp ích được cho bạn đấy!
Dựa vào chất liệu nhựa
Đây có thể được coi là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng tấm ván nhựa ốp trần. Một tấm ván nhựa loại tốt phải được làm từ nhựa nguyên sinh chưa qua tái chế, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Các hạt nhựa nguyên sinh được kết hợp thêm với các chất khác như gỗ hoặc bột đá sẽ giúp tăng kết cấu, tạo độ cứng chắc cho tấm ván. Cách đơn giản để xác định ván nhựa tốt ta dựa vào chất liệu, đó là so sánh trọng lượng của các loại với nhau. Những loại tấm nhựa có trọng lượng nặng hơn sẽ được pha thêm các chất giúp tăng độ đặc, tăng độ cứng cho tấm ván.
Dựa vào độ dày tấm ván
Đây cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng khi đánh giá tấm nhựa ốp trần. Độ bền của ván tỷ lệ thuận với độ dày của chúng, ván càng dày thì độ bền càng cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn các loại ván có độ dày từ 4mm trở lên để đảm bảo tấm ván không quá mềm, khó định hình và dễ biến dạng trong quá trình sử dụng.
Dựa vào giá thành sản phẩm
Chắc chắn một điều rằng, sản phẩm chất lượng tốt sẽ không có giá rẻ. Những loại được quảng cáo hàng chất lượng cao, giá rẻ chỉ là những chiêu trò qua mắt những khách hàng nhẹ dạ. Người mua hàng nên tỉnh táo để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Vì giá tiền đi liền với chất lượng nên hãy cân nhắc thật kỹ về mối quan hệ giá cả - chất lượng trước khi mua hàng. Tránh trường hợp số tiền bỏ ra không xứng đáng với những giá trị bạn nhận lại.
Dựa vào chế độ bảo hành
Chế độ bảo hành có thể được coi như lời cam kết chất lượng của nhà sản xuất với người tiêu dùng. Sản phẩm có thời gian bảo hành càng cao thì chất lượng sản phẩm cũng càng tốt. Đảm bảo rằng, trong thời gian bảo hành sản phẩm sẽ không có lỗi, hỏng hóc. Những tấm nhựa ốp trần cao cấp có thể có thời gian bảo hành lên đến 10 năm hoặc 15 năm, rất dài đủ để chứng minh giá trị và chất lượng của nó. Những sản phẩm có thời gian bảo hành ngắn hạn chỉ từ 2 đến 3 năm bạn cũng nên suy xét kỹ lưỡng về con số này, sự khác biệt này là khá lớn.
Cách thi công trần nhựa giúp hạn chế chi phí
Ốp trần có quy trình phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn hơn so với việc ốp sàn gỗ. Cách lắp trần nhựa cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao, kích thước trần nhà
Xác định cao độ của trần, lấy số chiều cao trần bằng ống divo hoặc máy laze. Đánh dấu vị trí bằng bút mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần cho dễ nhận diện.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Cố định thanh viền tường còn tùy vào từng loại vách mà sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo độ cao đã xác định. Sau đó, bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia ô trần
Phân chia ô theo tỷ lệ để đảm bảo cân đối độ rộng của tấm trần và khung trần thả, khoảng cách của thanh phụ có thể là 610 x 610mm hoặc 600 x 600mm. Với sàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn, liên kết bằng các tia thép pát 2 lỗ, cắt tia dây bằng chiều dài phù hợp với chiều dài của trần. Gắn tender vào tai dây, sau đó gắn lên pát 2 lỗ. Sau đó, treo lên sàn bê tông.
Bước 4: Xác định điểm treo ty (Ty là một thanh thẳng, có chiều dài dao động từ 1 – 3 mét, dùng để liên kết các kết cấu phụ)
Khoảng cách các điểm treo ty trên thanh chính là ≤ 1200mm. Khoảng cách từ vách tới móc thành chính đầu tiên ≤ 610mm. Với sàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào nó. Với mái tôn, ty treo sẽ liên kết trực tiếp vào xà gỗ hoặc dùng pát 2 lỗ.
Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ
- Thanh chính và thanh phụ: được liên kết với nhau bằng cách gắn đầu ngầm của thanh này với thanh kia, khoảng cách giữa 2 thanh chính nhỏ hơn hoặc bằng 1220mm.
- Thanh phụ: được lắp vào các lỗ mẫu trên thanh chính bằng đầu ngầm trên 2 thanh, khoảng cách giữa 2 thanh phụ nhỏ hơn hoặc bằng 610mm. Thanh phụ được liên kết vào các lỗ mẫu trên thanh bằng đầu ngầm.
Bước 6: Cân chỉnh khung
Sau khi lắp đặt xong, cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn, thẳng hàng. Mặt bằng khung phẳng nên điều chỉnh tender cho khung trần đúng cao độ của tường hoặc cột.
Bước 7: Lắp đặt tấm trần lên khung
Lắp các tấm trang trí hoặc tấm sợi khoáng lên khung đã điều chỉnh: quy cách tấm trần theo quy cách khung xương đã lắp đặt, quy cách tấm trần lắp đặt phải cân chỉnh lại sao cho mặt bằng trần thật phẳng.
Lưu ý: Cần sử dụng kẹp giữ cho các tấm trần được nhẹ hơn ( ít nhất 2 kẹp, mỗi bên mỗi góc 1 kẹp). Như vậy là đã hoàn thành quá trình thi công trần nhựa. Hy vọng với hướng dẫn cách đóng trần nhựa cơ bản trên đây sẽ giúp bạn nắm được các quy trình và thực hiện thành công nhé!
Trần nhựa bao nhiêu tiền 1m2?
Trần nhựa có nhiều phân khúc giá cho người dùng lựa chọn, từ trần nhựa giá rẻ đến trần nhựa cao cấp. Tham khảo một số báo giá trần nhựa giả gỗ dưới đây để có thể cân nhắc được loại trần nào sẽ phù hợp cho căn nhà của bạn.
BẢNG BÁO GIÁ ỐP TRẦN NHỰA GIẢ GỖ |
||
Loại |
Kích thước (rộng x dày x dài) |
Giá |
Trần gỗ nhựa trong nhà |
121 x 8 x 2900mm |
70,000đ/ m2 |
Trần nhựa trong nhà |
180 x 6 x 2700mm |
105,000đ/ m2 |
Trần gỗ nhựa ngoài trời |
128 x 13 x 2900mm |
160,000đ/ m2 |
Trần gỗ nhựa ngoài trời |
173 x 13 x 2900mm |
200,000đ/ m2 |
Mua trần gỗ nhựa ở đâu uy tín, chính hãng?
Hiện nay, trần gỗ nhựa có rất nhiều đơn vị cung cấp. Tuy nhiên, để tìm được đơn vị uy tín lại là điều không hề dễ dàng. Khi cân nhắc mua trần gỗ nhựa, khách hàng nên xem xét các yếu tố sau để chọn đúng được địa chỉ tin cậy.
Thứ nhất: Cơ sở cung cấp phải có địa chỉ minh bạch, rõ ràng. Đặc biệt, những cơ sở có chuỗi cửa hàng lớn phân phối ở nhiều khu vực địa lý sẽ mang lại mức độ tin cậy cao hơn.
Thứ hai: Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, có giấy tờ kiểm định của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo, chế độ bảo hành sau bán rõ ràng, đúng cam kết.
Một cơ sở rất đáng tin cậy nữa, khách hàng cần quan tâm là hãy tìm kiếm các phản hồi của những khách hàng đã từng mua sản phẩm ở đó để có đánh giá khách quan và chính xác nhất. Gợi ý cho bạn một đơn vị đang được khách hàng tin chọn, đó là Floordi. Đơn vị này đã sở hữu hơn 35 chuỗi cửa hàng, cung cấp sàn gỗ và các phụ kiện ở khắp 3 miền Việt Nam. Floordi luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hơn cả sự mong đợi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về trần nhựa và một số loại trần nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy để lại tin nhắn cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất! Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được chất liệu phù hợp cho gia đình mình. Chúc bạn thành công!
Nguồn Đăng : Sàn gỗ Floordi https://www.floordi.com/tran-nhua-gia-bao-nhieu-1m2-cach-thi-cong-tran-nhua-giup-han-che-hao-hut/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét