Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Giải mã các thông số kỹ thuật trên sàn gỗ có thể bạn chưa biết?

Khi chọn sàn gỗ ốp lát, bạn cần phải liệt kê rất nhiều tiêu chí để lựa chọn được loại sàn với chất lượng tốt và đẹp. Trong đó, tiêu chí về các thông số kỹ thuật trên sàn gỗ cũng rất quan trọng. Thế nhưng, bạn đã hiểu được hết các thông số trên sàn gỗ chưa? Hãy cùng Floordi tìm hiểu chi tiết xem chúng có ý nghĩa gì và có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn sàn gỗ nhé!

Các thông số kỹ thuật trên sàn gỗ

Hiểu được các thông số kỹ thuật trên ván sàn sẽ giúp bạn nhận định sàn gỗ nào đạt chất lượng

Tại sao cần biết các thông số kỹ thuật trên sàn gỗ?

Thông số kỹ thuật trên sàn gỗ là những thông tin chính thống từ nhà máy sản xuất muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Trong những trường hợp thông tin từ người bán trung gian được phóng đại hoặc không trung thực, thì bạn có thể dựa vào những thông số này để đánh giá chính xác nhất về sản phẩm. Hiểu về sản phẩm sẽ đảm bảo được quyền lợi của bạn khi mua hàng, đồng thời cân nhắc được loại sàn nào sẽ phù hợp với nhu cầu, vị trí lắp đặt của gia đình bạn.

sàn công nghiệp có đầy đủ các thông số sẽ đảm bảo chất lượng

Ván sàn công nghiệp có đầy đủ các thông số sẽ đảm bảo chất lượng lâu bền cho không gian sử dụng.

Để khách hàng dễ tìm hiểu, nắm bắt các thông tin của sản phẩm nhanh chóng và kịp thời thì các nhà sản xuất sàn gỗ  đã đưa ra một số ký hiệu căn bản cho sản phẩm. Các ký hiệu thể hiện nguồn gốc, xuất xứ, kích thước và các tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng sàn gỗ được in trên bao bì hộp gỗ. Những thông tin về ký hiệu và thông số kỹ thuật trên hộp sàn công nghiệp rất quan trọng, chúng quyết định đến chất lượng của ván sàn. Vì vậy, bạn nên quan tâm và cần biết để xem xét sản phẩm đó có phù hợp với mục đích sử dụng của công trình của mình hay không nhé!

Các thông số kỹ thuật trên sàn gỗ công nghiệp

Khi chọn mua sàn gỗ, nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến độ dày, màu sắc hay giá cả của sàn gỗ mà bỏ qua một yếu tố rất quan trọng đó là các thông số kỹ thuật của chúng. Đây là một yếu tố giúp cho khách hàng nắm được những đặc tính cơ bản của sàn gỗ để đưa ra những quyết định lựa chọn loại sàn gỗ thích hợp cho từng không gian, cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đa số các mặt hàng gỗ công nghiệp sẽ có các thông số kỹ thuật sau thể hiện trên thùng đóng gói, tem mác hoặc trực tiếp trên ván sàn.

Xuất xứ sàn gỗ

Đây là thông số được nhiều người quan tâm hàng đầu. Tìm hiểu được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sẽ khiến người dùng yên tâm hơn trong việc lựa chọn sàn gỗ. Vì hiện nay, bên cạnh các sản phẩm sản xuất trong nước còn có các mặt hàng nhập khẩu chất lượng cao cấp. Do vậy, để phân biệt các loại sàn gỗ cao cấp nhập khẩu và ván sàn phổ thông, người mua hàng cần lưu tâm đến nguồn gốc xuất xứ của ván gỗ. Những sản phẩm chính hãng trên các thùng đóng gói hoặc mặt sau tấm ván đều có in dòng chữ “Made in + quốc gia sản xuất”, ví dụ như “Made in Germany” (Sản xuất tại Đức), “Made in Malaysia” (Sản xuất tại Malaysia),... Hiện nay, có rất nhiều thông tin gây nhầm lẫn như The Mould Malaysia (khuôn mẫu của Malaysia), Technology Germany (công nghệ Đức),... nhái nguồn gốc xuất xứ của những quốc gia nổi tiếng về sàn gỗ để tăng giá thành sản phẩm. Bạn nên xem xét kỹ lưỡng thông tin này để đánh giá được mức độ tin cậy của chúng nhé!

Xuất xứ sàn gỗ

Một thương hiệu sàn gỗ minh bạch rõ ràng về xuất xứ sẽ mang lại sự an tâm tuyệt đối cho bạn khi quyết định chọn mua.

Quy cách kích thước sàn gỗ

Tiếp đến là thông số về kích thước sàn gỗ. Khi đi chọn sàn ốp lát, kích thước về độ dày, chiều dài - rộng cũng là điều rất quan trọng. Các loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay thường có các độ dày từ 7mm, 8mm, 10mm, 12mm và 14mm, chiều dài từ 1200mm đến 1800mm, chiều rộng từ 12mm đến 30mm. Độ dày của ván sẽ quyết định đến chất lượng độ cứng chắc và độ bền của ván sàn. Trong khi đó, chiều dài và chiều rộng lại có ảnh hưởng đến khả năng phối hợp thẩm mỹ và sự thuận tiện trong quá trình thi công. Với diện tích phòng khác nhau, từ nhỏ đến lớn sẽ phù hợp với kích thước ván tăng dần, tạo độ hài hòa cho căn phòng và tiết kiệm thời gian thi công.

Quy cách kích thước sàn gỗ

Kích thước ván sàn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng và lựa chọn đúng với nhu cầu sẽ giúp nền sàn sử dụng lâu bền.

Tại Việt Nam, có hai loại kích thước chuẩn và phổ biến được người dùng lựa chọn:

  • 8mm: loại phổ biến nhất sử dụng cho các công trình dân dụng, chất lượng đủ đáp ứng các điều kiện về nhu cầu, đảm bảo yêu cầu cho mục đích sử dụng ngắn hạn, những khu vực ít sử dụng, mật độ đi lại không cao hay cho mục đích trang trí,…
  • 12mm: là loại sàn có tính ổn định tốt nhất, đáp ứng đủ các yêu cầu và điều kiện sử dụng lâu dài. Có khả năng chịu lực, chịu nước tốt hơn. Do đó, bạn nên sử dụng loại sàn gỗ có độ dày 12mm cho những công trình nhà ở đầu tư lâu dài, hoặc những nơi có cường độ sử dụng nhiều, mật độ đi lại cao. Loại sàn gỗ này cũng tạo cảm giác dễ chịu và ít tiếng ồn hơn dòng sàn gỗ 8mm.

Màu sắc sàn gỗ công nghiệp

Chắc chắn khi chọn vật liệu ốp sàn nội thất phải quan tâm đến màu sắc của chúng để phối hợp với phong cách kiến trúc cho căn nhà bạn. Nhờ công nghệ hiện đại mà sàn công nghiệp được sản xuất với rất nhiều màu sắc và họa tiết trang trí khác nhau. Các hãng sàn gỗ thường ký hiệu màu sắc ván sàn bằng mã sản phẩm. Do vậy, thông thường thông số màu sắc sẽ được quy ước theo mã để dễ quản lý. Bạn có thể tham khảo đầy đủ các mã màu sắc sàn gỗ trên trang web chính thống của nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối. Tuy nhiên, màu sắc hiển thị trên ảnh chỉ phản ánh đúng 80% đến 95%.

Màu sắc sàn gỗ công nghiệp

Màu sắc ván sàn gỗ công nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến vẻ đẹp tổng thể của không gian sử dụng.

Để cảm nhận màu sắc chân thực nhất về sản phẩm bạn vẫn nên đến xem sản phẩm trực tiếp tại các cửa hàng hoặc showroom. Đồng thời, để được các nhân viên tư vấn tận tình.

Hệ thống hèm khóa

Hèm khóa là hệ thống các khớp kết nối ở bốn cạnh bên của tấm ván giúp chúng liên kết chặt chẽ với nhau. Hệ thống này là ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp so với một số loại sàn tự nhiên tuyền thống và sàn nhựa dùng keo để dán dính vào mặt phẳng nền lắp đặt. Trong quá trình lắp đặt, chỉ cần trượt nhẹ để các khớp kết nối lại với nhau, tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công lắp đặt. Hiện nay, các nhà sản xuất áp dụng rất nhiều kiểu hèm khóa vào thiết kế sàn gỗ. Mỗi một kiểu hèm sẽ có những ưu điểm và yêu cầu chuyên môn lắp đặt khác nhau.

Hệ thống hèm khóa thông minh

Hệ thống hèm khóa là một trong những thông số quyết định giúp các tấm ván có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Loại phổ biến nhất là loại hèm khóa Uniclic với cơ chế móc lưỡi đóng sập, dễ dàng lắp đặt phù hợp cho cả những gia đình muốn tự lắp đặt. Khi bảo dưỡng hay sửa chữa cũng rất thuận tiện. Các khớp có cấu tạo như cốt gỗ công nghiệp nên khả năng chịu nước tốt. Bên cạnh đó, còn loại hèm khóa RClick được đánh giá rất cao với khả năng chống nước tốt nhất hiện nay. Hèm khóa RClick có cấu tạo vô cùng phức tạp, chắc chắn hạn chế tối đa khe hở. Do vậy, mà người lắp đặt phải có chuyên môn kỹ thuật cao mới có thể lắp đặt được loại sàn này. Khi muốn sữa chữa hay thay mới cũng khó hơn các loại khác. Ngoài ra, còn có các loại hèm khóa khác như Click2Click, Tap&Go,... dễ lắp đặt và thuận tiện khi sử dụng, tuy nhiên khả năng chống nước kém. Hèm khóa tương đối đa dạng kiểu mẫu, nên tùy vào nhu cầu của mỗi nhà mà lựa chọn các loại hèm khóa sao cho phù hợp.

Chỉ số chống mài mòn AC

Đây là thông số được đo lường các vòng xoay, tác động lên bề mặt sàn gỗ nhằm xác định khả năng chịu mài mòn. Thông số này khá quan trọng nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về nó. AC có 6 mức độ từ AC1 – AC6. Trong đó, AC1 – AC5 được sử dụng phổ biến, biểu thị cho khả năng chống mài mòn kém đến cao. Tiêu chuẩn AC sẽ quyết định đến vị trí lắp đặt của sàn gỗ.

Mức độ Thông số AC

Ứng dụng vào vị trí lắp đặt

AC1 - 900+

Khả năng chịu mài mòn rất kém. Chủ yếu sử dụng nơi không có sự cọ sát như trang trí trần nhà,...

AC2 - 1500+

Chủ yếu sử dụng cho hạng mục trang trí tường hoặc trần,....

AC3 - 2000+

Phù hợp với điều kiện sử dụng sinh hoạt thông thường như lát nền nhà, mọi khu vực trong nhà thậm chí có thể dùng cho phòng khách sạn hoặc văn phòng cỡ nhỏ.

AC4 - 4000+

Phù hợp sử dụng ở những khu vực có mật độ đi lại cao hơn như văn phòng đông người hoặc các salon cỡ vừa và nhỏ.

AC5 - 6000+

Phù hợp với những khu vực có mật độ đi lại rất cao, thậm chí sử dụng giày dép để đi lại như các khu vực công cộng, trung tâm thương mại hoặc Showroom.

AC6 – 7000+

Phù hợp với những khu vực đòi hỏi sự cao cấp và mật độ đi lại cực cao. Trên thị trường, mức độ này thường rất ít được sử dụng.

Đối với các công trình dân dụng, bạn có thể lựa chọn sàn gỗ có chỉ số từ AC3 trở lên để lát sàn gỗ là phù hợp.

Chỉ số chịu lực Class

Thông số này thường đi liền với chỉ số AC, Class có các mức 21, 22, 23, 31, 32, 33. Thông số này không được đo lường chính xác mà chỉ là các khuyến nghị từ nhà sản xuất đưa ra có giá trị tham khảo. Cụ thể:

Bảng chỉ số chịu lực Class

AC1/ Class 21:

Thích hợp cho sử dụng trang trí trần nhà.

AC2/ Class 22

Thích hợp cho trang trí tường hoặc trần.

AC3/ Class 23

Ứng dụng trong phòng ngủ, khu phòng làm việc.

 

AC3.1/ Class 31

Thích hợp ở phòng khách, văn phòng, mọi công trình trong nhà dân dụng.

 

AC4/ Class 32

Thích hợp ở văn phòng, khu công cộng có mật độ đi lại nhiều.

AC5/ Class 33

Thích hợp sử dụng tại các sảnh lớn có mật độ đi lại cao, thậm chí sử dụng giày dép để đi lại.

Ở một số loại ván, chỉ số Class còn được ký hiệu là KL nên khi đánh giá bạn cũng cần lưu ý để nhận biết chính xác nhé!

Chỉ số chịu va đập IC

Chỉ số được đo lường bằng lực tác động của một vật từ trên cao xuống sàn gỗ, chia thành IC1 là độ chịu lực cực tốt và IC2 độ chịu lực đủ tiêu chuẩn. Hầu hết, các loại ván sàn gỗ công nghiệp trên thị trường đều đạt mức IC2, đảm bảo khả năng chịu lực bị va đập 20N. Với lực này thì khả năng rơi của một vật nặng lên tới 780g từ đô cao 1,2m cũng không gây lõm biến dạng, làm ảnh hưởng tới mặt sàn. Đối với những công trình thương mại hoặc công cộng chỉ số này khá quan trọng, vì có những yếu tố không kiểm soát được từ bên ngoài sẽ tác động đến ván gỗ lát sàn. IC thể  hiện mặt sàn có khả năng chịu va đập cao đối với những vật rơi bất ngờ hoặc cố ý, vì nhờ đặc tính đặc biệt của lớp phủ Melamine và cấu trúc tổng thể của tấm sàn. Trên các bao bì của sản phẩm thì thông số này ít khi được công bố, mà các nhà sản xuất thường mặc định cho thông số này là IC2 nghĩa là chịu được lưc tác động là 20N.

Chỉ số chống cháy B

Vấn đề an toàn tính mạng con người liên quan đến cháy nổ hết sức quan trọng. Đặc biệt, gỗ lại là vật liệu dễ bắt lửa, nên khi chọn sàn gỗ bạn nhất định không thể bỏ qua chỉ số này. Những loại sàn được chứng nhận đạt chuẩn B1 là loại sàn có khả năng chống cháy tốt, nhờ lớp bề mặt được phủ lớp sợi thủy tinh đủ dày, ngăn lửa bén vào cốt gỗ. Bạn có thể kiểm chứng khả năng chống cháy bằng cách để tàn lửa thuốc lá lên bề mặt ván đến khi tàn lửa rụi sàn không bị biến dạng, xém đen tức là khả năng chống cháy đạt chuẩn an toàn cho gia đình bạn khi sử dụng. Nếu sàn chỉ đạt tiêu chuẩn B2 tức là khả năng chống cháy không cao, dễ bị bắt lửa thì bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

Chỉ số an toàn với sức khỏe E

Ngày nay, bên cạnh những tiêu chí về chất lượng sản phẩm, con người còn quan tâm đến những ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe người dùng và môi trường. Do vậy, chỉ số E được đo lường nhằm đem đến cho người dùng những đánh giá thiết thực nhất về mức độ thân thiện của sàn gỗ. Chỉ số E được đo bằng lượng khí thải Formaldehyde từ sàn gỗ công nghiệp thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó, mức E0 là hoàn toàn thân thiện với môi trường không hề có khí thải. Thường các loại sàn gỗ tự nhiên sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn này. Mức E1 là mức an toàn, lượng khí thải rất thấp dưới 0,005% ngưỡng không gây hại cho sức khỏe người tiếp xúc. Các mức từ E2, E3 là các mức có thể gây hại cho sức khỏe. Hầu hết các loại sàn gỗ cao cấp trên thị trường đều đạt chứng nhận khí thải mức E1 đủ tiêu chuẩn cho sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua chỉ số này khi mua sàn gỗ, vì nhiều loại sàn gỗ kém chất lượng sản xuất không tuân theo quy trình nghiêm ngặt có thể không đảm bảo chỉ số này.

Khả năng chịu nước

Với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam thì khả năng chịu nước của sàn gỗ rất được người dùng quan tâm. Khả năng chịu nước của ván lát sàn công nghiệp được quyết định bởi lớp cốt gỗ dùng làm ván sàn. Các loại sàn công nghiệp làm từ cốt gỗ HDF có độ nén đặc cực cao sẽ có khả năng ít ngậm nước, chống ẩm tốt. Nếu các loại ván được ghi trên bao bì làm từ cốt gỗ MDF, MFC thì khả năng chịu nước sẽ kém hơn rất nhiều, tiếp xúc với nước có thể gây phồng rộp, cong vênh sàn chỉ sau thời gian ngắn. Lưu ý đến thông số này, bạn sẽ hạn chế được rất nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng sau này.

ván sàn có cốt gỗ HDF sẽ giúp nền sàn chịu nước

Nên lựa chọn ván sàn có cốt gỗ HDF sẽ giúp nền sàn chịu nước, gia tăng thời gian sử dụng.

Thời gian bảo hành

Thời gian bảo hành được coi như lời cam kết của nhà sản xuất với người tiêu dùng. Sản phẩm có thời gian bảo hành càng cao chứng tỏ chất lượng sản phẩm càng tốt, bền bỉ. Hiện nay, với công nghệ hiện đại từ các nước sản xuất gỗ hàng đầu thế giới, cho ra thị trường những dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu có chất lượng vượt trội với thời gian bảo hành dao động từ 20 - 30 năm, khác biệt rất xa so với các loại sàn giá rẻ gia công khác. Là một người tiêu dùng, chắc chắn bạn luôn muốn tìm kiếm sản phẩm tốt nhất cho gia đình mình đúng không ạ? Vậy thì hãy tạo thói quen kiểm tra thời gian bảo hành để có những trải nghiệm sử dụng tốt nhất bạn nhé!

Các thông số ván sàn quyết định đến chất lượng tấm ván như thế nào?

Như đã tìm hiểu danh sách các thông số liên quan đến sàn gỗ trên, bạn đã hình dung ra được rằng chúng như một bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm rồi đúng không nào? Các thông số là phương tiện truyền tải chính xác và trung thực nhất về đặc điểm, chất lượng sản phẩm, nguồn gốc và quyết định xem tấm ván phù hợp với vị trí lắp đặt ở đâu? Mục đích lắp đặt ra sao? Bạn hãy tưởng tượng, một tấm ván không có các thông số kỹ thuật bạn sẽ chẳng thể nào biết nó từ đâu đến? Chất liệu là gì? Được sử dụng như thế nào? Có chứa các nguy cơ tiềm ẩn gì trong quá trình sử dụng không? Mọi thứ sẽ trở nên mơ hồ và khiến bạn không có niềm tin vào sản phẩm.

thông số ván sàn quyết định đến chất lượng sàn

Ván sàn thể hiện minh bạch tên thương hiệu và các thông số cụ thể sẽ mang lại lựa chọn đúng đắn cho người sử dụng.

Do vậy, khi quyết định chọn sàn gỗ nhất định bạn phải được cung cấp đầy đủ thông tin về các thông số để hiểu rõ về sản phẩm, xác minh được chất lượng và tính tin cậy khi quyết định mua và sử dụng.

Mua sàn gỗ ở đâu đảm bảo thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật?

Hiểu rõ được các thông số sàn gỗ là điều kiện cần khi chọn mua sàn gỗ, nhưng còn thiếu điều kiện đủ nữa là địa chỉ mua ván sàn uy tín. Chỉ có những cơ sở đủ tin cậy, đủ minh bạch cung cấp được hết những yêu cầu cả về thông số lẫn giấy tờ xác minh mới đem đến cho bạn sự tin cậy và trải nghiệm mua sắm hài lòng, an tâm nhất. Ở Floordi, chúng tôi cam kết đầy đủ thông tin từ giấy tờ xuất xứ, kiểm định chất lượng đến các thông số được công khai trên website Floordi.com đảm bảo cho bạn nguồn thông tin chính xác nhất về các sản phẩm mà hệ thống chúng tôi đang phân phối. Trung Thực - Minh Bạch – Cam kết trách nhiệm cao là điều chúng tôi muốn đem đến cho khách hàng. Đừng ngần ngại để lại cho chúng tôi tin nhắn về bất cứ thắc mắc nào của bạn, chúng tôi đều sẽ giái đáp tận tình. Có thể thấy, thông số sàn gỗ hết sức quan trọng trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn ván lát sàn. Chúng là đại diện tiếng nói cho một sản phẩm. Vì vậy, muốn hiểu được sản phẩm phải hiểu được các thông số này. Hy vọng với những thông tin cung cấp trên bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích mới, giúp ích được cho bạn trong quá trình chọn mua sàn gỗ!



Nguồn Đăng : Sàn gỗ Floordi https://www.floordi.com/cac-thong-so-ky-thuat-tren-san-go/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét