Indochine Style – phong cách Đông Dương mang vẻ đẹp đặc trưng hoài cổ, truyền thống Á Đông giao thoa cùng khuynh hướng lãng mạn của Pháp (Pháp – Indochina). Kiến trúc này đã tạo nên một thời kỳ hưng thịnh cho thiết kế nội thất. Đến nay, con người bắt đầu tìm kiếm lại những giá trị đẹp đẽ xưa cũ để trân trọng và phát huy bản sắc riêng. Vì vậy, những năm trở lại đây phong cách kiến trúc Đông Dương được khôi phục lại và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều công trình tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu xem cụ thể phong cách Indochine là gì? Có những đặc trưng gì riêng biệt nhé!
Phong cách kiến trúc Đông Dương Indochine hiện đại mang vẻ đẹp tĩnh lặng, độc đáo.
Phong cách indochine là gì?
Indochine Style hay còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn là phong cách kiến trúc Đông Dương. Indochina interior design thực tế theo tiếng Pháp là chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Phong cách nội thất Đông Dương này được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc, là sự giao thoa giữa lối thiết kế hiện đại phương Tây và nét đặc trưng của phương Đông. Sự kết hợp này đem lại một lối kiến trúc vừa giữ được bản sắc dân tộc riêng của mỗi nước vừa đảm bảo tính đầy đủ tiện nghi của nền văn minh tiến bộ.
Đơn giản, tinh tế, mang đậm bản sắc nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi là khuynh hướng của Indochine Style.
Ban đầu, phong cách thiết kế Đông Dương chỉ phục vụ cho tầng lớp tư sản, tiểu thị dân. Nhưng sau này, kiến trúc ngày càng phát triển theo thời gian đã kéo theo sự chọn lọc những chi tiết thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam cũng càng đi lên. Đơn giản, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi ở cuộc sống hiện đại nhằm mang đến sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng.
Sự ảnh hưởng của phong cách Indochine vào kiến trúc Việt Nam
Pháp có thời kỳ đô hộ ở Việt Nam rất dài hơn 60 năm. Có những điều đau thương chúng ta không muốn nhớ lại, nhưng không thể phủ nhận Pháp cũng đem lại cho người Việt nhiều giá trị văn minh từ nhân loại và phong cách kiến trúc Indochine là một trong những ví dụ điển hình. Việt Nam có bề dày lịch sử 4000 năm tạo nên một nét văn hóa đặc trưng Á Đông không thể trộn lẫn. Bị hấp dẫn bởi nét truyền thống mộc mạc của người Việt, những kiến trúc sư người Pháp lấy cảm hứng từ đó kết hợp với phong cách nội thất cách tân của Pháp tạo nên một phong cách nội thất Đông Dương hiện đại mà vẫn rất đằm thắm. Kiến trúc sư người Pháp có tên Emest Hébrard được biết đến như người đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách này.
Thiết kế theo phong cách Indochine đến ngày nay
vẫn còn giữ nguyên được giá trị thẩm mỹ như Nhà Hát Lớn Việt Nam.
Những công trình vào thời kỳ Pháp thuộc, thiết kế theo phong cách Đông Dương Indochine đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được giá trị thẩm mỹ của nó như Nhà Hát Lớn, Dinh Độc Lập,… được xem như biểu tượng kiến trúc của một thời hoàng kim tại Sài Gòn. Vào thời điểm đó, phong cách nội thất này được thịnh hành phổ biến trong các ngôi nhà của tầng lớp tư sản, tiểu thị dân.
Xem thêm phong cách thiết kế nội thất khác ngay đây :
- Art Deco là gì? Phong cách nội thất Art Deco trong kiến trúc
- Phong cách Scandinavian là gì? Ứng dụng Phong cách Bắc Âu
Đặc trưng riêng biệt của phong cách nội thất Đông Dương là gì?
Phong cách Đông Dương có những nét đặc trưng rất riêng, giản dị, mộc mạc nhưng lại có thể để lại sự ấn tượng đặc biệt cho những ai một lần chạm đến. Thể hiện được tinh thần thân thiện, mến khách của người Á Đông qua cả những đồ nội thất tưởng chừng như vô tri, vô giác. Nghệ thuật của sự sắp đặt, chọn lọc tinh hoa đã tạo nên cảm giác hiện đại mà vẫn rất gần gũi.
Về màu sắc
Màu sắc chủ đạo của Indochine Design là những gam màu trung tín như vàng, vàng nhạt, vàng kem, trắng,... đã tạo nên một đặc trưng dễ nhận biết của phong cách này. Những gam màu nhẹ rất hợp với khí hậu nhiều ánh nắng ấm áp ở khu vực Đông Dương, toát lên được vẻ mộc mạc, gần gũi của con người nơi đây. Bạn có thể thấy, những ngôi nhà cũ thời kỳ những năm 1900 của tầng lớp tư sản đều được sơn màu vàng nhẹ hoặc trắng. Đến sau này, khi đã thống nhất đất nước, đi vào xây dựng lại bộ máy nhà nước và đời sống người dân, các ngôi nhà của người Việt vẫn chuộng gam màu này. Dạo quanh những khu phố cổ hiện nay, vẫn còn sự hiện diện của những căn nhà cổ của những tiểu thương giàu có với lớp sơn vàng đã có phần ố màu theo thời gian, hoặc những dãy nhà tập thể có màu vàng đặc trưng.
Màu trung tín được sử dụng xuyên suốt trong lối thiết kế kiến trúc Indochine.
Về đồ nội thất
Đồ nội thất sử dụng theo phong cách Indochine là sự hòa trộn giữa bản sắc dân tộc và sự cách tân từ những tiến bộ của phương Tây. Bạn có thể thấy, trong bất kỳ ngôi nhà nào của người Việt Nam thời kỳ kim cổ đều có sập gụ, tủ chè, phản, bình phong. Đây đều là những nét đặc trưng không thể bị mai một của người Việt Nam. Kết hợp cùng với đó là những món đồ hiện đại từ phương Tây như: những chiếc quạt trần, đèn chụp để bàn, đồng hồ quả lắc,... tạo nên một không gian vừa truyền thống vừa hiện đại đầy đủ tiện nghi. Indochina Interior Design được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông” vừa có nét lãng mạn tinh tế vừa truyền thống đằm thắm.
Về chất liệu
Chất liệu sử dụng trong kiến trúc phong cách nội thất Đông Dương thường chuộng các loại vật liệu từ tự nhiên như gỗ, tre. Các loại vật dụng chứa đồ trong nhà đều được làm từ các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đem lại giá trị sang trọng, quyền lực cho những gia đình quyền thế. Ngoài ra, tre nứa cũng được sử dụng khá nhiều trong thiết kế thể hiện biểu tượng đặc trưng của Việt Nam. Tre có thể làm bình phong, mành, chõng,... hiện diện ở nhiều gia đình. Ngoài ra, vật liệu lát sàn là gạch bông ở thời đó cũng là độc tôn trong mọi thiết kế. Gạch bông thường có họa tiết hoa lá đối xứng theo dạng cổ điển.
Về họa thiết sử dụng
Thêm một nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam đó là hoa văn và họa tiết trang trí. Dù bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa phương Tây nhưng con người Việt Nam vẫn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, trân trọng nét đẹp riêng của dân tộc lưu lại. Các họa tiết kỷ hà từ thời Đông Sơn như chim hạc, cây cỏ, hoa lá, trống đồng đến tận ngày nay vẫn còn giữ nguyên được những giá trị thẩm mỹ tinh tế nhưng vẫn mang nét đẹp riêng của người Việt trong những hình vẽ cách điệu đơn giản. Bên cạnh đó, những họa tiết trái châu (hình đầu rồng cách điệu ở góc mái) và bát bửu (quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sáo,...) cũng được áp dụng nhiều vào thiết kế để thể hiện tính dân tộc.
Họa tiết trang trí bằng hình thú của thời Đông Sơn được dùng nhiều trong Indochine.
Về phù điêu đặc trưng
Những hình phù điêu khắc nổi ở các bức tường phòng khách, cột nhà cũng không thể thiếu khi nhắc đến phong cách nội thất Đông Dương tại Việt Nam. Các hình tượng được sử dụng trong sáng tạo phù điêu là: tượng phật, biểu tượng tứ quý bốn mùa, tứ linh, con rối. Đây đều là những đặc trưng của người Việt Nam.
- Phật Giáo là tín ngưỡng được tôn trọng ở Việt Nam hướng đến những điều Chân - Thiện - Nhẫn nên được sử dụng nhiều trong trang trí để cầu mong sự an lành.
- Tứ quý bốn mùa: Tùng - Cúc - Trúc - Mai thể hiện cho sự phú quý, sức khỏe, may mắn quanh năm vạn sự như ý.
- Hoa sen: là quốc hoa biểu trưng của Việt Nam. Vì vậy, không thể thiếu trong bất kỳ không gian mang đậm tính dân tộc.
- Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng những con vật biểu trưng mang lại nhiều may mắn, tài lộc.
- Con rối: thể hiện nét đặc trưng dân gian của Việt Nam. Nghệ thuật múa rối cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - một niềm đáng tự hào của giá trị văn hóa truyền thống.
Những lý do khiến phong cách đông dương được người việt nam ưa chuộng ?
Indochina Interior Design - Thiết kế nội thất Đông Dương đã có thời gian hoàng kim trong lối kiến trúc của người Việt. Không chỉ được ưa chuộng vào thời kỳ Pháp thuộc mà đến tận ngày nay, phong cách này vẫn được nhiều người đón nhận và phục hồi trong nhiều không gian riêng tư lẫn thương mại. Vậy tại sao phong cách này lại được ưa chuộng đến vậy?
- Style này gói gọn được những tinh hoa của tinh thần dân tộc Việt trong đó khiến chúng ta tự hào về những giá trị thẩm mỹ riêng biệt của mình.
- Sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên, đem hoa cỏ vào các họa tiết trang trí khiến cuộc sống của con người đậm chất thanh bình, giản dị.
- Vừa có nét đẹp truyền thống nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chí sống tiện nghi, hiện đại từ phương Tây.
Đồ nội thất đẹp kết hợp với sự tinh xảo trong thiết kế Đông Dương mang lại nét thanh bình, giản dị.
Những giá trị đẹp đẽ, chân mỹ luôn là điều hấp cho bất kỳ ai yêu thích cái đẹp. Indochine Style chính là nét đẹp quyến rũ trong thiết kế, không chỉ của người Việt Nam mà còn cả ở những nước Đông Dương khiến nhiều người say đắm. Đặc biệt, tại Hồ Chí Minh rất ưa chuộng Indochine Sài Gòn vào thiết kế của mình.
Indochine Style phù hợp với tầng lớp, kiểu kiến trúc nào hiện nay?
Nếu như ngày xưa, phong cách kiến trúc Đông Dương chỉ phổ biến ở tầng lớp tư sản, tiểu thị dân thì ngày nay, phong cách này có thể ứng dụng trong bất kỳ không gian nào miễn bạn là người yêu phong cách hoài cổ, yêu nét đẹp truyền thống. Nhà riêng, căn hộ nhỏ xinh, cửa hàng kinh doanh,... đều có thể ứng dụng phong cách này vào thiết kế. Không khó để bạn có thể bắt gặp những quán cafe, quán ăn thiết kế theo phong cách Đông Dương với những điểm nhấn như gạch bông, nền tường vàng, vải hoa văn con công, giỏ tre đan trang trí,... Những ngôi nhà thiết kế theo Indochine Style thường không yêu cầu không gian quá rộng rãi. Một góc nhỏ mang nét phương Đông cũng đem lại điểm nhấn cho ngôi nhà, tạo cảm giác thư thái chính từ những điều mộc mạc. Từ những ngôi nhà nhỏ xinh đến cao cấp, bề thế đều có thể ứng dụng phong cách này vào thiết kế nội thất Indochine design.
Indochina - Bản giao hưởng giữa lối thiết kế Tây Âu và Á Đông.
Ứng dụng phong cách Indochine Design vào thiết kế nội thất
Indochina Style là lối thiết kế giao thoa giữa Tây Âu và Á Đông thời xưa. Kiểu thiết kế này mang vẻ đẹp thời xưa, lấy những nét đặc trưng của thời kỳ hưng thịnh thời Pháp thuộc và các họa tiết Đông Dương, mang đậm nét văn hóa của mỗi nước kết hợp với nhau tạo nên Indochina interior design độc đáo. Đến ngày nay, nó vẫn được lưu giữ và được ứng dụng vào các công trình đa dạng.
Công trình thương mại phong cách Đông Dương
Để đưa con người hiện đại trở về với không gian xưa, mang lại sự thư giãn, tĩnh lặng nhiều cửa hàng kinh doanh như nhà hàng, quán ăn, quán cafe, phòng trà,... đưa phong cách Đông Dương cổ điển điểm chút hiện đại thu hút rất nhiều người ghé thăm. Vừa độc đáo vừa mới lạ vừa quen thuộc nhưng vô cùng thu hút đem lại giá trị kinh tế cao cho chủ kinh doanh.
Nhà hàng thiết kế theo phong cách Indochine với gạch bông,
họa tiết thời hưng thịnh, ghế mây đem lại cảm giác đậm chất Đông Dương.
Căn hộ mang phong cách Indochine hiện đại
Nhiều người trẻ họ vẫn yêu thích phong cách nội thất Đông Dương mang đậm hồn quê hoặc tinh hoa lưu lại thời xưa, họ không chọn lối phong cách hiện đại theo kiểu Tây Âu mà thay vào đó họ chọn sự phối hợp những nét Á Đông truyền thống và những họa tiết cách tân hiện đại vào căn hộ của mình. Những căn hộ mang phong cách Indochina vừa toát lên được sự trẻ trung của thời đại, vừa mang những giá trị tinh hoa dân tộc.
Thiết kế thời Đông Sơn cùng điểm nhấn nền gạch xưa kết hợp sàn gỗ hiện đại
giúp toát lên được vẻ quyền quý cho căn hộ của bạn.
Nhà phố với phong cách kiến trúc Đông Dương sang trọng
Lặng lẽ, yên bình trên những con phố tấp nập người qua lại là những ngôi nhà theo Đông Dương Indochine vẫn luôn hiện diện dù đã qua rất nhiều năm. Mộc mạc, giản dị nhưng lại tinh tế, sang trọng chính là cảm giác không gian này đem lại. Đồng thời, thể hiện được tâm hồn dân tộc, truyền thống của gia chủ.
Cuộc sống vẫn luôn thay đổi nhưng với những giá trị bền vững từ lối thiết kế giữ được bản sắc truyền thống Đông Dương, Indochine Interior Design vẫn luôn có một vị trí vững chắc trong tình yêu của những người hoài cổ lẫn hiện đại. Hy vọng, với bài viết chia sẽ tại chuyên mục xu hướng nội thất bạn sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị thẩm mỹ truyền thống của Việt Nam và cũng tìm ra được câu trả lời Phong cách Indochine là gì rồi phải không ạ? Hoặc bạn có thể tìm đến các công ty thiết kế về lối kiến trúc Indochine Engineering để tham khảo. Chúc bạn lựa chọn được phong cách Indochine design phù hợp cho không gian của mình!
Nguồn Đăng : Sàn gỗ Floordi https://www.floordi.com/phong-cach-indochine/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét